Cận Thị Là Gì?

Cận thị là gì? 

  • Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa.
  • Mặc dù nguyên nhân chính xác của sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc tật cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng nó có liên quan đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính và các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm

Triệu chứng và dấu hiệu

  • Nếu bị tật cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi đọc các biển báo trên đường hoặc nhìn các vật khác ở xa, nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sách và sử dụng máy tính. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của mắt cận thị bao gồm nheo mắt, căng mắt và nhức đầu.
  • Cảm thấy mệt mỏi khi lái xe hay khi chơi thể thao cũng có thể là triệu chứng của chứng cận thị không chỉnh hình. Nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, hãy đi khám mắt tại các bệnh viện mắt uy tín để xem bạn có bị cận nặng hơn không.

Nguyên nhân gây cận thị?

Hầu hết trường hợp, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu mắt bị cận nhẹ sau để kịp thời phát hiện tật:

  • Một trong những dấu hiệu bị cận phổ biến đó chính là việc nhìn xa bị mờ
  • Phải nheo mắt, có khi nghiêng đầu để thấy rõ
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Gặp khó khăn khi nhìn, lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

Bên cạnh đó, những dấu hiệu mắt bị cận khác có thể kể đến như:

  • Xuất hiện tật nheo mắt thường xuyên
  • Phải ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học mới thấy rõ
  • Không nhìn thấy các vật hay người ở xa
  • Chớp mắt nhiều quá mức
  • Hay dụi mắt

Triệu chứng:

  • Không nhìn thấy rõ những vật ở xa và điều này ảnh hưởng đến công việc thường ngày
  • Tầm nhìn suy yếu làm giảm thú vui trong cuộc sống
  • Thấy lóa sáng hoặc có vệt tối, bóng mờ che một phần tầm nhìn

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cận thị là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cận thị, chẳng hạn như:

  • Tiền sử gia đình. Tình trạng này có xu hướng di truyền trong gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu bố, mẹ hoặc cả hai người đều bị cận thị.
  • Đọc sách nhiều dưới điều kiện ánh sáng không đủ hoặc sử dụng máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng thời gian dài, không cho mắt nghỉ ngơi.
  • Điều kiện môi trường, chẳng hạn như chỉ sinh hoạt trong phòng, không dành thời gian đi ra ngoài ánh sáng tự nhiên nhiều.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cận thị?

Đeo kính gọng

  • Đây là giải pháp phổ biến, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị
  • Nếu chọn đeo kính để điều trị cận thị, kính thuốc sẽ giúp bạn chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng trục nhãn cầu.
  • Bạn có thể lựa chọn nhiều loại kính như kính hai tròng, kính đa tròng, kính đọc sách

 Đeo kính áp tròng

  • Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng. Tuy đeo kính áp tròng sẽ mang lại cho bạn tính thẩm mỹ cao, nhưng một số người có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, hoặc dễ bị khô.

    Bên canh đó, bạn cũng cần lưu ý vệ sinh kính áp tròng thường xuyên, nhằm tránh gây viêm nhiễm mắt. Khi hết hạn sử dụng, người bị cận cần phải thay kính và chi phí mỗi lần thay kính có giá thành khá cao

Phẫu thuật tật khúc xạ

  • Nếu không thích cảm giác đeo kính có gọng hoặc do đặc thù công việc, nghề nghiệp hạn chế, bạn có thể xem xét tiến hành mổ cận thị.
  • Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc của bạn vào kính hoặc kính áp tròng.
  • Các thủ thuật phổ biến nhất là LASEK (sử dụng tia laser để loại bỏ một lớp mô giác mạc) và LASIK (sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh của giác mạc).

Phẫu thuật Phakic

  • Đối với những bệnh nhân bị cận nặng, nhưng không đủ tài chính để phẫu thuật khúc xạ, thì phẫu thuật Phakic chính là sự lựa chọn thay thế phù hợp.
  • Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương pháp này có thể khiến người bị cận tăng nhãn áp, mắt có khả năng bị viêm nhiễm, thời gian phục hồi mắt kéo dài hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật thay thủy tinh thể

  • Phương pháp điều trị tật khúc xạ này chỉ nên được áp dụng khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể làm phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914.333.111