Đọc Hiểu Toa Kính Của Mình Dễ Dàng

Đọc Hiểu Toa Kính – Dễ Dàng Nhanh Chóng

Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích rõ cách đọc một toa kính làm sao để biết mình cận thị, viễn thị hay loạn thị và số độ là bao nhiêu nhé. Sau khi xem xong bạn có thể đọc hiểu toa kính được liền.

Đọc hiểu toa kính của mình

Đọc hiểu toa kính không phải là chuyện dễ phải không nào? Khi nhìn vào toa kính thuốc người bệnh thấy nó rất “loằng ngoằng”, nói chung là có thể đoán được là trên đó “vẽ” gì nhưng cũng không chắc chắn lắm nên cũng phải thường hỏi bác sĩ nhãn khoa. Tôi thấy phần lớn các bạn thắc mắc chủ yếu liên quan đến độ loạn thị trong toa kính còn thì phần lớn mọi người đã biết đến độ cận của mình. Trong bài viết này tôi sẽ giải thích rõ cho các bạn khi đọc một toa kính làm sao để biết mình cận thị, viễn thị hay loạn thị và số độ là bao nhiêu nhé.

Mp hay Mt

  • MP viết tắt của Mắt Phải : đôi khi còn được ghi bằng tiếng Latin OD (oculus dexter) hoặc tiếng Anh RE (Right eye)
  • MT viết tắt của Mắt Trái : đôi khi còn được ghi bằng tiếng Latin OS (oculus sinister) hoặc tiếng Anh LE (Left eye)
  • 2M viết tắt của Hai Mắt: đôi khi còn được ghi bằng tiếng Latin OU (oculus uterque)

Độ cầu Sphere (SPH)

Đây là chỉ số quan trọng nhất trong một toa kính vì nó cho biết bạn bị cận thị hay viễn thị. Công suất kính (độ kính) được đo bằng đi-ốp D (diopters)

  • Nếu có dấu trừ đằng trước độ cầu thì bạn đã bị cận thị
  • Nếu có dấu cộng đằng trước độ cầu thì bạn đã bị viễn thị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914.333.111